TIẾNG KHÓC CỦA TRẺ BÁO HIỆU ĐIỀU GÌ?

  • 23/08/2021

TIẾNG KHÓC CỦA TRẺ BÁO HIỆU ĐIỀU GÌ?

 

Thời con mọn các mẹ sợ nhất cảnh con Quấy khóc, khóc đêm, có bé cả nhà( mẹ, bố, ông bà) thay nhau 2-3 h/ người phải bế ẵm trên tay mới chịu ngủ yên vì cứ đặt xuống là khóc. Chúng ta cùng tìm hiểu và cách xử lý nhé:

Bình thường trẻ sơ sinh ngủ 16-18h/ ngày, tầm 2-4h dậy ăn bú/ lần hoặc vừa ngủ vừa bú. Trẻ độ tuổi 1-13 tuần tuổi trung bình dành 2h / ngày để khóc, vậy chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa tại sao bé khóc nhiều như vậy nhé.

Quấy khóc là cách phổ biến để trẻ sơ sinh truyền đạt nhu cầu hoặc điều gì đó đang làm bé khó chịu nhằm báo hiệu cho người lớn biết được.

Bé Quấy khóc khi gặp những vấn đề như:

  • Bé đói: Đây là điều đầu tiên mẹ nên nghĩ đến khi bé khóc. Dấu hiệu: Khóc hừ hừ + nhóp nhép miêng: Cho ti thì ngấu nghiến bú và hết khóc
  • Bé đi vệ sinh: Bé đi tè đi ị làm dơ tã, lạnh mông, ướt mông. Dấu hiệu khóc to + ướt tã. Mẹ vệ sinh thay tã là bé lại ngoan ngay.
  • Bé buồn ngủ: Khóc gắt, mắt nhắm nghiền mà miệng thì ngoác ngoác. Mẹ chỉ cần bế ẵm hát ru đung đưa hoặc vừa ẵm vừa tu ti là bé lại lim dim ngủ.
  • Bé nóng quá hoặc lạnh quá: Nóng quá bé ra mồ hôi cả người, mặt đỏ, sốt nhẹ do mặc quá kín. Hoặc do bé bị lạnh: sờ bàn tay bàn chân lạnh, mặt hơi trắng nhợt. Nóng thì mẹ cho bé mặc thoáng, lạnh thì mặc thêm áo, bôi thêm tý dầu tràm đặc biệt Viên Minh vào lòng bàn chân mẹ nhé.
  • Bé bị chạm vía: Đây là nguyên nhân nhạy cảm, hay gặp nhưng không phải bố mẹ nào cũng tin vào điều này. Chúng ta hiểu đơn giản, trẻ sơ sinh còn nhạy cảm, gặp người lạ, hoặc người thân vừa đi nơi xa về ( những nơi như chợ, chùa, đám hiếu…) trường năng lượng của họ sẽ ảnh hưởng tới bé, và cũng chỉ bé với xúc giác, linh giác còn nhạy cảm hơn người lớn cảm nhận được mà sợ hãi. Các nhà Đông y thì luôn luôn thừa nhận “ Can tàng hồn, phế tàng phách” khi bé tiếp xúc người lạ bị nhiễm Âm khí, hàn khí thì bé cũng bị Nhiễm hàn khí đó, phế chủ bì mao, tàng phách “ Vía” nên Phế bị thương đầu tiên dẫn tới hiện tượng “ Hàn khí chạm vía”. Dấu hiệu bé đang ăn bú ngủ ngoan bỗng dưng sau gặp người lạ tới thăm thì Quấy khóc, bắt bế ẵm trên tay, tiếng khóc kiểu I Ỉ, Ỉ ôi, dễ giật mình, có khi vặn mình, khóc thét dỗ khó nín…làm mẹ lo lắng không biết chuyện gì xảy ra.Khóc chính là tăng lượng thông khí hô hấp, tăng “ Hỏa khí tới phế để đầy Hàn Khí ra ngoài” Nên ngày xưa kinh nghiệm ông bà đều chuẩn bị sẵn nồi than củi, bồ kết đốt sẵn ở cửa ra vào để làm ấm, đẩy hàn khí trường khí xấu có thể ảnh hưởng tới bé… Nếu mẹ nào có con rơi vào trường hợp đó thì chỉ cần đốt vía như trên là được nhé, hoặc đơn giản đốt mấy tờ giấy cho ấm phòng lên là được. Ngày nay nhiều bố mẹ trẻ còn nghi ngờ, chưa hoàn toàn tin tưởng vào những điều này. Trong quá trình khám bệnh, nhiều mẹ cũng chia sẻ là bé chỉ thích mẹ bế hoặc ông bế thì yên… không cho bố bế hoặc ngược lại. Đấy là do bản thân sức khỏe bố mẹ, người chăm bé cũng đang có vấn đề, trong người yếu, hàn khí nhiều nên bé cảm nhận được.
  • Khóc khi bú: Sữa mẹ dồi dào, tia sữa mạnh, khi bú bé không nuốt kịp cũng làm bé gắt, không hợp tác bú, mặc dù đói. Xử lý mẹ dùng ngón tay chặn bớt tia sữa để bé bắt nhịp được dòng chảy của sữa.
  • Khóc khi bị đau: Do bị anh chị lớn cắn , có vết cắn, khóc thét. Hoặc do côn trùng như kiến, muỗi …có vết đốt, khóc thét. Bôi dầu tràm, oải hương vào vết cắn là bé lại yên.

Các bé có thể quấy khóc vì những chuyện hết sức khó phát hiện, như khi có sợi tóc thít chặt quanh ngón chân hoặc ngón tay, làm nghẽn tuần hoàn máu. Các bác sĩ gọi tình trạng gây đau đớn này là “hội chứng ga-rô ngón”. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cần tìm kiếm khi thấy bé khóc không rõ lý do. Một số bé đặc biệt nhạy cảm với những vật dụng như nhãn mác quần áo thô nhám. Trẻ có thể hết sức “kỹ tính” với từng chi tiết nhỏ, từ cách được bế ẵm đến loại bình đựng sữa bạn cho bé bú.

 

  • Khóc đòi bế: Nhu cầu được bế ẵm, được trò chuyện, vuốt ve vỗ về là đòi hỏi chính đáng của trẻ, nhiều mẹ sợ bế con nhiều con quen hơi của mẹ rồi mẹ không đi làm việc khác được. Dấu hiệu: khóc vô cớ, bế lên là nín. Xử lý: Không bế bé ngay, cần trò chuyện với bé trước, vỗ về bằng giọng nói của mẹ: Mẹ biết con đang muốn được bế bồng nhưng chờ mẹ chút, Con yêu có việc gì nào… Sau khi vỗ về bằng lời nói, chơi đồ chơi lắc lắc… trước không thành công mới bế một chút xíu bé ngủ yên lại lại đặt bé xuống.Hoặc có thể vừa nói chuyện với bé vừa để bé khóc, nếu bé tự nín thì không nên bế bé lên. Nên nhớ đừng bế bé ngay khi khóc đòi bế sẽ thành phản xạ xấu. Cần nói chuyện với cả ông bà, người thân khi chăm bé. Tập cho bé thói quen khi khóc là không được bế ngay mà cần nói chuyện, đồ chơi, đánh lạc hướng… bé hiểu cần chờ đợi chứ đòi hỏi sẽ không được đáp ứng ngay, tránh sự chiều chuộng sẽ bị bé làm dụng, bắt thóp ông bà bố mẹ, sau này lớn lên cũng làm nũng…
  • Khóc khi thức giấc:trẻ khóc khi thức giấc là hết sức bình thường, bố mẹ chỉ cần dỗ dành, hát ru cho bé, rồi mới bế ẵm, tu ti thfi bé lại ngủ ngoan trở lại.
  • Khóc do thể chất hư nhược: Một số bé có thể do sinh non, do sinh nhẹ cân, suy dinh dưỡng, thường có thể trạng “thiên Hàn” thường sẽ thích đưuọc bồng bế nhiều để nhận được hơi ấm, năng lượng từ bố mẹ nhiều hơn, bù đắp lại cho những thiếu hụt của bé. Bố mẹ cần chăm sóc kỹ hơn, nói chuyện bé nhiều hơn, massage, vỗ về để bé cảm nhận được tình thương, thấy tâm an, rồi phát triển bình thường như bao trẻ khác.
  • Khóc do thiếu vi chất, Vitamin như Kẽm, Vitamin D3… hoặc do bổ sung thừa vi chất, lời khuyên là nếu bé bú mẹ hoàn toàn chỉ cần tắm nắng hoặc Bổ sung 400-500 UI Vitamin D3 ngay sau khi bú, nhiều mẹ lo lắng con trong tháng nhưng đã muốn bổ sung thêm cho bé là không cần thiết, cần lắng nghe cơ thể con, xem vấn đề của con là gì?
  • Khóc do cần được vỗ ợ hơi: Bé thỉnh thoảng khóc sau khi ăn do kích thước dạ dày nhỏ lại nằm nang, nên bú dễ chứa cả khí và sữa khiến bé dễ bị chướng bụng đầy hơi, dẫn đến nôn trớ, quấy khóc khó chịu. Xử trí cho bé bú ít hơn khả năng của bé một chút, và kết hợp vỗ ợ hơi bằng cách bế vác bé lên vai đầu bé tựa vai mẹ, một tay đỡ bé, một tay xoa nhẹ vùng lưng trên rồi khum tay vỗ nhẹ từ dưới lên để bé ợ hơi thì bé lại dễ chịu. Còn nhiều cách khác vỗ ợ hơi mẹ dễ dàng tìm trên internet nên bác không viết thêm nữa nhé.

                                                

 

Trong trường hợp bé vẫn không dễ chịu, thường xuyên khóc quấy, vặn người ngay sau khi bú và theo quy luật nhất định Bố mẹ cẩn thận có thể bé mắc Hội chứng quấy khóc trẻ sơ sinh “ CoLic”. Bố mẹ theo dõi ở bài sau nhé.

Viên Minh Đường

- Chữa bệnh trẻ em và người lớn bằng thảo dược tự nhiên

- Nuôi con không dùng thuốc kháng sinh

Bài viết liên quan