CÁCH ĐỐT SÁP ONG CHỮA VIÊM TAI GIỮA

  • 05/07/2021

CÁCH ĐỐT SÁP ONG CHỮA VIÊM TAI GIỮA?

Nhiều mẹ Việt cũng truyền nhau cách chữa Viêm tai giữa bằng sáp ong trên mạng xã hôi. Cách thực hiện như thế nào cho đúng cách và an toàn cho trẻ là điều mà nhiều bố mẹ quan tâm? Và nên áp dụng trong trường hợp Viêm tai giữa ở giai đoạn nào?

Trước khi thực hiện phương pháp này chúng ta lưu ý “ Tất cả các chất không sạch sẽ, không tốt khi đưa vào tai có thể gây biến chứng thủng màng tai, nhiễm trùng màng não, ảnh hưởng thính lực, điếc”. Do đó phải hết sức cẩn thận khi sử dụng sáp ong chữa viêm tai giữa.

Các bước sử dụng sáp ong chữa viêm tai giữa như sau:

Bước 1: Lấy sáp ong rừng, vắt nguyên lấy sáp bỏ mật, đun nóng cho tan ra

Bước 2: Lấy sáp ong đã đun phết lên tờ giấy mỏng (giấy trong bộ vàng hương hay có, càng mỏng càng tốt, làm nhanh lúc sáp còn nóng không nguội sẽ bị cứng lại, không làm được)

Bước 3: Chuẩn bị 1 cái ấm nước pha trà, chế tạo vòi để thổi giúp khói vào sâu trong tai, tránh sáp rớt vào tai.

Bước 4: Đốt 2-3 tờ giấy đã phết sáp ong, cháy đượm rồi thả vào ấm, đậy nắp ấm lại vừa phải hạn chế khói thoát ra ( Không che kín qua để đảm bảo giấy vẫn cháy), dẫn vòi xả khói vào ống tai ngoài.

 

Các bước đốt sáp ong chữa Viêm tai giữa

Phương pháp này có lưu ý quan trọng nhất là làm sao cho khói của sáp ong vào tai được nhiều nhất. Mỗi ngày xông sáp ong 2 lần, mỗi lần 5 phút. Tuần đầu làm 7 ngày liên tiếp, tuần thứ 2 làm cách ngày.

Tại sao xông sáp ong lại có thể hỗ trợ chữa Viêm tai giữa? Sáp ong được cho rằng chứa các thành phần kháng viêm kháng sinh thực vật? Nhưng liệu khi đốt lên thì còn bảo tồn được dược tính đó hay không? Theo Thạc sỹ Bác Sỹ đông y Hoàng Huy Trường - Bác sỹ điều trị phòng mạch Viên Minh Đường việc đốt sáp ong lên sẽ làm mất dược tính kháng viêm và tác dụng ở đây nhờ hơi ấm của khói sáp ong được dẫn lưu vào ống tai làm thay đổi áp lực trong ống tai giúp dịch ứ tai giữa thoát xuống mũi họng được nhiều hơn, hơi ấm tác động lên các huyệt vị trong tai giúp “Hóa ứng động Bạch cầu” đến xử lý ổ viêm tai. Các phương pháp khác như thổi hương, đốt xông khói tổ bọ ngựa, cứu các huyệt quanh tai… đều cùng cơ chế này. Và phương pháp dùng sáp ong cũng chỉ có tác dụng hỗ trợ trị viêm tai giữa giai đoạn tai chớm bị xung huyết, ứ dịch. Đối với tai giữa viêm ứ mủ và chảy mủ, phương pháp này ít tác dụng.

Quan điểm của các bác sỹ Nhi khoa về phương pháp thổi sáp ong chữa Viêm tai giữa thì như thế nào?

Các chuyên gia nhi khoa không ủng hộ cách làm này. PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi TƯ cho biết, viêm tai giữa là bệnh phổ biến, hầu như đứa trẻ nào cũng mắc.

Khác với viêm mũi hay sùi vòm mũi họng (viêm VA) có thể nhìn thấy được, viêm tai giữa cần phải đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa nhi, đặc biệt bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

Cấu trúc của tai rất nhạy cảm, gồm nhiều mạch máu liên quan trực tiếp đến chức năng nghe. Viêm tai giữa là viêm khu vực rất gần thần kinh trung ương nên sẽ rất nguy hiểm nếu xử lý không đúng cách.

Theo PGS Điển, nguyên nhân hàng đầu gây viêm tai giữa là do vi khuẩn, virus. Sở dĩ trẻ em dễ mắc viêm tai giữa do vòi Eustache thông từ mũi sang tai ngắn và nằm ngang khiến vi khuẩn dễ xâm nhập từ mũi và họng lên khoang tai giữa.

Vòi nhĩ trẻ nhỏ ngắn lại nằm ngang nên từ viêm mũi họng dễ viêm lên tai

Thực tế, khu vực tai, mũi, họng đều liên quan đến nhau, khi đường mũi bị phù nề, nhiều dịch nhầy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển quá mức. Nếu trẻ bị cảm, chất nhầy cũng được tiết ra ở khoang tai giữa. Mủ bắt đầu hình thành và chẳng mấy chốc khoang tai giữa chứa đầy vi khuẩn, mủ và dịch nhầy đặc.

Do đó cha mẹ đừng đưa bất kỳ thứ gì vào tai trẻ vì đây là khu vực cực kỳ nhạy cảm. Nếu các chất không sạch sẽ, không tốt có thể gây biến chứng gần là viêm nặng thêm, thủng màng tai, nhiễm trùng màng não, xa hơn sẽ ảnh hưởng chức năng nghe, điếc.

“Các bà mẹ cần thận trọng nhất là các phương pháp chưa được kiểm chứng. Đừng dại áp dụng khi mình không hiểu biết mà vẫn làm đôi khi gây hại cho con”, PGS Điển cảnh báo.

Nghiên cứu mới cho thấy, 80% nhiễm trùng tai không biến chứng sẽ tự khỏi trong vòng 4-7 ngày không cần kháng sinh. Trường hợp cần điều trị kháng sinh, liệu trình được khuyến cáo kéo dài 7 ngày.

Hiện nay có nhiều loại thuốc nhỏ tai có thể thay thế phương pháp thổi sáp ong như: Kháng sinh nhỏ tai Foscimin, dung dịch nhỏ tai từ đông y như Vimitai, Vimitai Extra…Bố mẹ nên tham khảo ý kiến Bác sỹ trước khi sử dụng để chữa viêm tai giữa cho con. Và nên kết hợp điều trị viêm mũi họng, Viêm V.A đồng thời để tai mũi họng cùng thông thoáng thì mới khỏi Viêm tai giữa được triệt để lâu dài bố mẹ nhé.

Dung dịch nhỏ tai Vimitai là dạng bào chế hiện đại của thuốc đông y 

Nguồn:  http://bachmai.gov.vn/ và https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe và thực tế lâm sàng của các bác sỹ Đông y Phòng Khám Viên Minh Đường.

 

 

 

 

Bài viết liên quan