19/06/2021
10 MẸO PHÒNG BỆNH MÙA NẮNG NÓNG CHO CON.
Mùa nắng nóng năm nay khác với mọi năm, do ảnh hưởng đại dịch Covid mà trẻ phải ở nhà, không được đi học hè, không được tham gia các chuyến đi du lịch cùng bố mẹ. Tuy nhiên ở nhà kéo dài cũng là bài toán khó khăn cho bố mẹ trong khâu chăm sóc, nhất là đối với gia đình thiếu người hỗ trợ, không tìm được giúp việc hoặc không có điều kiện kinh tế để thuê người trông nom con cái. Nhiều gia đình trở nên căng thẳng, stress trong những ngày dịch bệnh khó quên này. Hi vọng những mẹo nhỏ này giúp bố mẹ yên tâm phần nào, bớt Stress.
Mùa nắng nóng cũng là mùa nhiều loại trái cây ngọt, tính ấm như vải, nhãn, xoài, sầu riêng, mít, mận… bố mẹ chú ý không nên cho con ăn nhiều những loại quả này, dễ gây kết nhiệt mà sinh ra các bệnh như nhiệt miệng, loét họng, nổi mụn nhọt. Hoặc trẻ em nhai không kỹ dễ gây khó tiêu đầy bụng, tiêu chảy.
Trẻ xu hướng đòi uống các loại nước ngọt có ga, hoặc ăn kem, sữa chua để tủ lạnh, đồ ăn uống này vừa chứa lượng đường tổng hợp, đường glucose nhiều cũng không tốt cho miễn dịch, lại vừa để lạnh ăn vào dễ gây viêm họng, làm giảm đề kháng cơ thể.
Vậy có thể cho trẻ ăn uống như nào vừa đủ chất dinh dưỡng và giải nhiệt cơ thể: Các loại quả có thể cho bé ăn lượng bình thường như: Bơ, mãng cầu, bưởi ổi,thanh long, chuối, táo… mùa này có thể ăn ít cam, dưa hấu những hôm nắng nóng quá giúp giải nhiệt, hoặc uống thêm chút nước mía, nước dừa…có thể cho ăn trực tiếp hoặc chế sinh tố. Ngoại trừ bơ có thể cho ăn kèm trong bữa ăn chính, còn lại trái cây nói chung nên ăn vào bữa phụ, để không ảnh hưởng tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng của bé. Lượng ăn uống nên theo nhu cầu của trẻ và nên chế biến đa dạng.
Bơi bể mini hoặc ở quê có thể còn được tắm mưa trực tiếp, dù tắm mát giúp bé giải nhiệt nhưng cũng không nên quá 20 phút, hoặc quan sát vân ngón tay bé trở nên nhăn nhúm lại là lúc đó nên ngừng tắm, lau khô và mặc quần áo cho trẻ.
Hoặc bố mẹ tranh thủ cho tắm nắng buổi trưa nhờ UVB hiếm hoi để tổng hợp D3 thì cũng nên che chắn cẩn thận, đội mũ che mắt hoặc đeo kính bảo vệ mắt, tránh bị say nóng, say nắng…không nên ra quá 15 phút, hoặc thấy da trẻ ửng hồng lên là cho bé vào chỗ râm mát luôn… Tranh thủ tắm nắng buổi trưa để con nhận được nhiều Vitamin D nhất, D nhận được nhờ tắm nắng giúp trang bị vũ khí cho tế nào Lympho T, tế bào quan trong trong phản ứng miễ dịch của cơ thể.
Theo nhịp sinh học mùa hè, cơ thể chúng ta cần cho ra mồ hôi để thải nhiệt, thải độc, nếu bật điều hòa cả ngày, lỗ chân lông đóng kín, trẻ lại uống ít nước nữa dễ bị bệnh về tiết niệu, các bệnh viêm mạn tính bên trong cơ thể. Nhiệt độ phòng nên để 26-28 độ. Mẹ tìm đọc thêm seri viết về cách sử dụng điều hòa ở đây nhé https://www.facebook.com/VienMinhDuong/posts/2035284719943916
Thức ăn nấu chín cần được bảo quản cẩn thận, phòng tránh ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng nhiễm độc do thức ăn nhiễm vi khuẩn.
Tuyệt đối không để trẻ ở lại một mình trong xe, phòng việc mình mải việc, nhiệt độ trong ô tô tăng cao gây nguy hiểm cho bé, chri trong vòng 5,6 phút xe dừng tắt máy là nhiệt cũng có thể tăng 5,6 độ so với bên ngoài rồi.
Trẻ lớn hơn thì nên cùng bé xây dựng thời khóa biểu, học bài, vẽ tranh, học đàn, đạp xe… để tránh xem ti vi, điện thoại quá nhiều gây hại cho mắt, cho tinh thần của trẻ, trẻ dễ rơi vào stress, tâm lý chán chường.
Đang dịch covid và mùa nóng vi khuẩn dễ lây nhiễm, nên bố mẹ đi làm ở ngoài về tiếp xúc nhiều người nơi làm việc lúc đi thang máy… thì nên rửa tay rửa mặt, thay quần áo rồi lúc đó mới chơi cùng với con để tránh lây bệnh cho con nhé.
Khi chơi ngoài trơi hoặc ngồi xe máy nên chú ý chỗ ngồi đã được làm mát, tránh gây viêm tiết niệu cho con, mỗi tuần nên ăn uống nước canh rau sam, canh sấu 3-4 lần để giải nhiệt hạn chế viêm tiết niệu mùa nắng nóng.
Thứ 11 là bố mẹ có nhiều kinh nghiệm có thể góp ý thêm cho bài viết hoàn thiện hơn, hoặc bố mẹ nào cần tư vấn các bệnh mùa nắng nóng cho con thì có thể liên hệ đội ngũ Bác sỹ Viên Minh Đường nhé.
Thanks bố mẹ nào đã đọc hết bài viết này.
Team Bs Viên Minh Đường
Copyright © 2020 Viên Minh Đường.