SỐT CÓ HẠI KHI NÀO? VÀ KHI NÀO CẦN XỬ LÝ SỐT CHO TRẺ?

  • 17/06/2021

SỐT CÓ HẠI KHI NÀO? VÀ KHI NÀO CẦN XỬ LÝ SỐT CHO TRẺ?

Sốt là phản ứng bảo vệ, là phản ứng có lợi cho cơ thể, sốt chỉ có hại khi Sốt cao kéo dài, mất nước mất điện giải, hạ đường huyết và ảnh hưởng hoạt động chuyển hóa, quá khả năng thích nghi với các cơ quan trong cơ thể.

Chúng ta cần dựa vào tình trạng sức khỏe của bé,lắng nghe cơ thể con để quyết định dùng thuốc hạ sốt đúng thời điểm chứ không dựa vào mốc 38,5 độ để dùng thuốc hạ sốt như khuyến cáo trước đây. Dùng thuốc hạ sốt đúng lúc thì vừa hạn chế được tác dụng phụ của thuốc hạ sốt vừa không làm ảnh hưởng tới tác động sinh kháng thể, lợi ích miễn dịch của phản ứng sốt, không cho vi khuẩn virus có cơ hội nhân lên và gây bệnh nặng thêm.

Nhiều bé sốt 39,40 độ nhưng vẫn tỉnh, không quá mệt, không quấy khóc liên tục…không bỏ ăn không bỏ bú thì bố mẹ có thể cân nhắc chưa cần dùng thuốc hạ sốt ngay.

Những trường hợp sau đây cần lưu ý:

  • Bé dưới 2 tháng tuổi: Nhiệt độ hậu môn 37,8-38 độ hoặc nách 37,5 dù bé không có biểu hiện gì thì cũng cần tư vấn chuyên gia sức khỏe ngay hoặc cho đi thăm khám Bác sỹ. Trường hợp nhẹ nhàng nhất là do mặc quần áo quấn bé khá kỹ làm giảm thải nhiệt mà sinh ra sốt, hoặc có thể cảm lạnh…
  • Bé từ 2-3 tháng tuổi: Sốt 38 độ kéo dài hơn 24 giờ cha mẹ nên theo dõi tại nhà.
  • Bé trên 3 tháng – 2 tuổi: Sốt từ 38,6 trở lên và vẫn chơi ngoan cha mẹ nên theo dõi:

+ Từ 3-6 tháng dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của chuyên gia sức khỏe kết hợp da kề da, massage.

+ Trên 6 tháng tuổi có thể áp dụng các phương pháp hạ sốt tự nhiên như Lau nước ấm, Massage, Da kề da…nếu không hạ mới cân nhắc dùng hạ sốt.

  • Tuy nhiên sốt kéo dài trên 3 ngày hoặc có bất kỳ một trong các dấu hiệu báo động như dưới đây thì cần liên hệ Bác sỹ ngay hoặc tới khám cơ sở y tế gần nhất:

+Bé rất mệt mỏi, ngủ li bì, gọi không dậy

+ Bé không hoạt động nhiều

+ Nôn ói và tiêu chảy

+ Môi khô, khóc thét, bỏ bú hoặc bỏ ăn

+ Nổi mẩn đỏ, ban mà vẫn sốt

+ Thóp phồng, cổ sưng

+ Khò khè, khó thở, hoặc ho không ngừng.

Bé có tiền sử sốt kèm tiền sử co giật thì luôn luôn cần đề phòng sẵn thuốc hạ sốt và thuốc chống co giật nhưng nên thăm khám, tham khảo ý kiến Bác sỹ trước khi dùng.

Kinh nghiệm lâm sàng của các Bác sỹ phòng khám Viên Minh Đường  thường khuyên bố mẹ khi con sốt mà không có các dấu hiệu cảnh báo như trên thì Ưu tiên các phương pháp hạ sốt tự nhiên như: Lau nước ấm, da kề da, Massage, Cạo gió, Các vị thuốc vườn nhà như nhọ nồi, lá tre, sắn dây, bạc hà, diếp cá…Tích cực bú mẹ, cho ăn đồ lỏng loãng dễ tiêu, không ép trẻ ăn, ưu tiên ngủ nghỉ và yên tĩnh.Ban ngày trẻ vẫn chơi ngoan thì chưa cần cho uống hạ sốt.

Thường sốt sẽ tăng cao vào ban đêm, dành viên hạ sốt vào ban đêm (nếu sốt cao 39,5-40 độ) cho uống để bé và bố mẹ đều có quãng nghỉ ngơi. Nếu sốt dưới 39 độ bé ngủ ngoan thì chưa cần thiết. Nếu trên 3 ngày bé vẫn sốt thì cho bé thăm khám lại để Bác sỹ điều chỉnh đơn thuốc, tìm nguyên nhân.

Khi con ốm sốt các mẹ có thể liên hệ đội ngũ Bác sỹ Viên Minh Đường để được tư vấn hoặc đặt lịch thăm khám nhé.

Team Bs Viên Minh Đường

p/s: Bài viết có tham khảo sách “ Làm mẹ không áp lực – Bs Anh Nguyễn” và “Phát hiện trẻ bệnh và chăm sóc phù hợp- Tiến sỹ, Bs Trần Hoa”

 

 

 

Bài viết liên quan