Mùa Hạ dưỡng Dương, mùa Đông dưỡng Âm. Là sao???

  • 08/09/2020

Mùa Hạ dưỡng Dương, mùa Đông dưỡng Âm
Biết lẽ vô thường, an yên mà sống.
Rốt cuộc thì, phải sống thế nào cho thuận đạo tự nhiên?

Ngày mới tiếp cận với Đông y, khi đọc thấy câu “Mùa Hạ dưỡng Dương, mùa Đông dưỡng Âm” trong sách Nội kinh (một trong tứ đại kinh điển của Đông y) mình lấy làm thắc mắc vô cùng: Tại sao mùa hè đã nóng rồi lại còn DƯỠNG DƯƠNG? Mùa Đông lạnh lẽo lại đi DƯỠNG ÂM? Có phải là ngược với tự nhiên không?

Về sau, qua nhiều năm nghiên cứu kiến thức, cũng như bôn ba trải nghiệm với nghề, lại được học hỏi từ những bậc thầy cao minh trong Đông y, mình mới hiểu được bản chất của triết lý Dưỡng sinh này.

Triết lý này dựa vào sự phát triển tự nhiên của vạn vật. Mùa xuân là vạn vật bắt đầu sinh sôi nảy nở, mùa hạ là sinh trưởng tột cùng đơm hoa kết trái, cây cối um tùm, sinh trưởng mạnh mẽ, ... mùa thu đông thì lại rụng lá, tích luỹ chất dinh dưỡng vào rễ củ...  Dưỡng sinh của con người, vì thế, cũng cần thuận theo vậy mà làm.

Mùa Hạ dưỡng Dương không phải là nạp thêm Dương vào bằng cách ăn đồ nóng hay uống thuốc bổ dương. Mà phải như cây cỏ, mùa hạ dưỡng Dương tức là đem Dương khí phát tiết ra ngoài như cây cối sinh trưởng mạnh mẽ. Dương khí được phát tiết ra thông qua lao động, làm việc, tập thể dục hợp lý để tiết mồ hôi, thải độc cơ thể, khí cơ hóa điều hòa... Đồng thời, mùa hạ cũng là lúc con người cần tích cực tiếp xúc với Dương khí thông qua MẶT TRỜI bằng cách TẮM NẮNG. Tắm nắng đúng cách giúp cơ thể được hấp thu năng lượng từ mặt trời để thông kinh lạc, điều hòa khí huyết.

Ngày nay, mùa hè đa số mọi người ở phòng điều hoà máy lạnh, hoạt động bơi lội nhiều hơn chạy nhảy nên Dương khí không phát ra được, tuyến mồ hôi ít được thải độc... làm sinh UẤT NHIỆT, kết nhiệt bên trong, sinh ra nhiều bệnh viêm nhiễ, phát ngứa... nặng lâu ngày thậm chí tích thành các khối u... Đơn giản như bệnh nhiệt miệng mọi người hay gặp vào mùa hè. Thì theo quan điểm của Đông y, đó là do dòng NHIỆT trong người bạn không luân chuyển được tuần hoàn, bị tắc nghẽn lại mà lí do tắc đa phần do HÀN xâm nhập (ví dụ ngồi điều hòa máy lạnh) hoặc do NHIỆT không có lối thoát ra (Không vận động, tắm nắng...) nên bị UẤT NHIỆT, nhiệt sẽ bị dồn nén và bùng phát lên ở những địa điểm yếu như miệng, lợi... gây hiện tượng nhiệt miệng như ta vẫn thấy.

Việc xa rời các nguyên tắc dưỡng sinh căn bản, xa rời tự nhiên đó chính là nguyên nhân mà ngày càng sinh ra nhiều bệnh lý khó chẩn đoán khó chữa ... Ví dụ như hôm rồi, Viên Minh Đường có tiếp nhận 1 ca bệnh là 1 anh thanh niên mới 30 tuổi bay từ tận Đăk Lăk ra Hà Nội để khám bệnh. Triệu chứng của anh là mỗi ngày đi tiểu hơn 20 lần, người bứt rứt, khát nước uống liên tục, không ngủ được vì đi tiểu nhiều quá, đau lưng, khô mồm đắng miệng... Anh đã đi khám Tây y để loại trừ bệnh tiểu đường, đái tháo nhạt... Anh còn gửi cả mẫu máu nước tiểu sang Hàn Quốc để chẩn đoán nhưng cuối cùng không tìm ra bệnh. Các bác sĩ Y học hiện đại chỉ đưa ra chẩn đoán bệnh “CUỒNG NƯỚC” mà không có giải pháp gì được. 


Qua khám Đông y, bác sĩ Viên Minh Đường hỏi ra thì biết anh có tiền sử trước đây ngày nào cũng uống nước đá lạnh. Ngày nào không uống nước lạnh là người không đã khát. HÀNH VI ấy tích tụ lâu ngày trở thành THÓI QUEN gây nguy hại cho cơ thể, dẫn đến hiện tượng như vừa nêu. Đây là trường hợp rõ nhất cho việc HÀN KHÍ” đá lạnh đã làm THẬN DƯƠNG SUY GIẢM. Thận không khí hoá được nước, tế bào cơ thể thiếu nước... Do đó, việc điều trị nằm ở việc phục hòi chức năng khí hóa của thận, tăng cường DƯƠNG KHÍ cho thận. Nắm được nguyên lý đó, bác sĩ Viên Minh Đường đã kê đơn thuốc cho bệnh nhân uống. Qua 5 thang đã đỡ được hơn 50%. Hi vọng bệnh nhân tiếp tục kiên trì uống thuốc, kết hợp Dưỡng sinh đúng cách để khỏi bệnh hoàn toàn.

Tuy nhiên, nói đi cũng nói lại. Trong những ngày quá nắng nóng hoặc làm việc nặng mất nước, mất mồ hôi nhiều, chúng ta cũng cần phải bù nước điện giải bằng cách ăn các trái cây mát giải “thử” (nắng) như dưa hấu, bí xanh... Dĩ nhiên, đây là các đồ mát nên không nên ăn nhiều để đề phòng UẤT NHIỆT. Đồng thời, có thể ăn cùng với cả các loại trái cây có tính ấm nóng như mít, sầu riêng, vải, xoài... để bù đắp lại dương khí, cân bằng lại hàn khí. Biết được lúc nào nên ăn gì, ăn gì nhiều ăn gì ít cũng là cách để nâng cao đề kháng, tăng cường sức khỏe cho chính mình rồi vậy. Câu “Họa từ miệng nói ra, bệnh từ miệng ăn vào” chính là để nói về điều này.

Bài tới, bác sĩ Viên Minh Đường sẽ tiếp tục chia sẻ với các bố mẹ về mùa Đông dưỡng âm như thế nào cho đúng. Để giúp cả nhà vượt qua mùa hè nóng bức và mùa đông lạnh giá một cách dễ dàng,mạnh khỏe. Để thời tiết không ảnh hưởng cuộc sống, công việc, không cản trở bước đường thành công của chúng ta, bố mẹ nhé.

Hãy comment ý kiến của bố mẹ để bác sĩ Viên Minh Đường có động lực viết tiếp bài sau nhé ạ.
Chúc cả nhà mình thật khỏe thật vui!

Bài viết liên quan