MẸO CHỮA LẸO MẮT BẰNG ĐÔNG Y

  • 03/07/2021

MẸO CHỮA LẸO MẮT BẰNG ĐÔNG Y

Chắp mắt và lẹo mắt có đặc điểm chung là gây phù nề, đau nhức ở mi mắt, điều này kiến bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến lao động và sinh hoạt hàng ngày. Chúng ta cùng phân biệt Lẹo và Chắp như sau:

 

Lẹo mắt

Chắp mắt

Nguyên nhân

Do tụ cầu hoặc vi khuẩn xâm nhập tuyến chân mi mắt gây viêm nhiễm

Do tắc nghẽn ống tuyến nhờn mi mắt do nguyên nhân nào đó, từ Lẹo mắt có thể biến thành Chắp mắt. Do đó chúng ta vẫn hay gọi chung là Chắp lẹo

`

Biểu hiện

Khi lẹo mới mọc, mi mắt của người bệnh sẽ hơi sưng, hơi đỏ, kèm theo ngứa và đau. Tiếp đó, chỗ đau nổi lên một khối rắn to như hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi.

Sau khoảng 3-4 ngày, lẹo sẽ mưng mủ và vỡ. Lẹo có đặc điểm là rất hay tái phát, có thể bị ở một hoặc 2 mi mắt, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

 

Chắp mắt do tắc nghẽn tuyền nhày của mi mắt, biểu hiện như một khối tròn nhỏ, sưng đỏ. Vị trí thường ở xa bờ tự do của mi hơn so với lẹo.

 

Sưng mắt, đau, đỏ mắt, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt. Sau vài ngày, chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ – xám dưới kết mạc.

Các dạng

-Lẹo trong do nhiễm trùng tuyến nhày của mi mắt: nằm ở mặt trong của mi mắt, bên trong đĩa sụn. Khi lật mi, bác sĩ có thể nhìn thấy được lẹo. Trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.

-Lẹo ngoài do nhiễm trùn nang lông mi: Lẹo ngoài là một nốt đỏ, đau ở bờ mi với kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.

-Đa lẹo: có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai mắt.

 

Chắp nằm ở trong đĩa sụn và thường ở mặt trong của mi mắt; khi lật mi, bác sĩ có thể nhìn thấy được chắp, thậm chí là nhìn thấy đầu mủ trắng của chắp.

 

Nhiều trường hợp đa chắp, tức là có rất nhiều đầu chắp trên một mi hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai mắt.

Điều trị tây y

Phác đồ điều trị chung là Uống kháng sinh, chống viêm, nhỏ mắt, rồi chích chắp lẹo ở phòng khám chuyên khoa mắt


Ngũ quan đông y cho rằng bờ mi là thuộc tạng tỳ ( tiêu hóa), mắt là khai khiếu của tạng can. Tình trạng lẹo mắt, chắp mắt tái diễn là do can di nhiệt sang tỳ, dân gian hay gọi nôm na là do nóng gan.
Tuy nhiên Chắp lẹo có đặc điểm chung là dễ tái phát, do đó gây phiền toái cho người bệnh, nhất là trẻ em rất sợ mỗi khi bị chích lẹo.

Do đó trong điều trị chắp lẹo Đông y có nhiều phương pháp điều trị độc đáo:

  • Chích nặn máu các huyệt Phế du, Thâu châm, Nhĩ tiêm, Toản trúc… tùy mức độ và giai đoạn mà chọn chích 1 hay nhiều huyệt. Có tác dụng tốt khi chớm bị, hiệu quả nhanh, không đau không phải dung thuốc tê, không uống kháng dinh như khi chích tại chỗ bờ mi sưng.
  • Uống các bài thuốc cổ phương hay nghiệm phương giúp điều hào can tỳ, thanh can minh mục mà không cần sử dụng tới kháng sinh.
  • Kinh nghiệm dân gian có thể cho uống rau diếp ca, cũng giúp mát gan thải độc. Chườm ấm, lăn trứng gà, đắp túi lọc trà khi chớm bị...
  • Chế độ ăn uống cần giảm đồ ngọt béo, đồ cay nóng, nướng xào rán, bia rượu, trẻ nhỏ nên giảm sữa, thức ăn nhanh. Ăn đồ lỏng loãng dễ tiêu để hỗ trợ nhanh khỏi Chắp lẹo và hạn chế tái phát.

             Lẹo viêm chân mi mắt - Chắp tắc tuyến nhầy mi mắt

Tại phòng khám Viên Minh Đường chữa chắp lẹo cho cả người lớn và trẻ nhỏ thường vận dụng linh hoạt các phương pháp trên. Trẻ nhỏ phần lớn sợ bị tiêm châm chích nên hay khuyến khích uống trà thuốc, sắc nhanh chỉ cần 2-3 phút/ lần, vị ngọt mát dễ uống. Người lớn thì có thể kết hợp vừa chích huyệt vừa uống thuốc càng nhanh khỏi, để đỡ ảnh hưởng công việc.

Như vậy rõ ràng Lẹo mắt được xem là 1 bệnh nhiễm khuẩn, nhưng thực tế vẫn không nhất thiết phải dùng kháng sinh điều trị mới khỏi bệnh. Mà đông y với hàng ngàn năm thực tiễn chỉ dùng các phương pháp tự nhiên,  chắp lẹo mắt vẫn khỏi. Thiết nghĩ y tế nước ta nên khuyến khích những bệnh tương tự như chắp lẹo ưu tiên chữa bằng các phương pháp YHCT để nâng cao sức khỏe, chất lượng sống cho người bệnh ngày càng tốt hơn.

https://www.youtube.com/watch?v=Xw_OjACMp7c 

Team BS Viên Minh Đường 

Bài viết liên quan