Khỏe mạnh trong mùa lạnh? Đơn giản thôi mà.

  • 10/10/2020

Gió lạnh thu về, lo lắng bộn bề...
Thật ra, ở đời, quan trọng nhất vẫn là biết giữ vững niềm tin.

Chuyện là...

Sáng sớm mùa thu, gió hiu hiu man mác, lá vàng rơi xào xạc dưới chân đi...

Cảnh thu đẹp và bình yên đấy, nhưng lại là nỗi niềm lo lắng với các bố mẹ.

Vì cứ khi gió lạnh thu về, trời đất giao mùa, là các bé thường xuyên bị ho, cảm, sốt, sổ mũi, hắt hơi... Thôi thì đủ loại.

Mà chẳng cứ gì các bé, ông bà bố mẹ cũng vậy, người thì khản giọng, đờm đặc kín cổ, nói tiếng khò khè, người thì vai gáy đau nhức, đứng ngồi không yên...

Chính là bởi vì cái vận khí của đất trời đang chuyển giao mà tác động đến con người mình.

Mùa thu thì là thời của Phế khí. Dương khí trong trời đất đã xuống dần, âm khí đã đưa lên, trong cái không khí đã pha vào chút sắt se. Ai ai cũng như muốn thu mình lại. "Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu tàng, Đông liễm" là vậy.

Bình thường, nếu khí Phế được nuôi dưỡng hưng vượng trong mùa hè (mùa hạ dưỡng dương, mùa đông dưỡng âm) thì mùa thu lạnh đến ta sẽ vẫn thấy phấn chấn.

Ngặt nỗi, cả mùa hè qua ta đâu có sống theo đạo dưỡng sinh mà cứ tàn phá cơ thể:

- Ăn đồ lạnh, uống nước đá.

- Thức khuya, ngủ muộn.

- Nằm điều hoà, chiếu trúc.

- Gặp nắng thì tránh, trúng mưa lại cười.

.v.v.

Cứ vậy, ta vô tình làm hao tổn nguyên khí suốt cả mùa hè, nên không đủ lực mà chuyển cho phế khí mùa này.

Biết được vậy rồi, ta mới thấy cũng không cần quá lo lắng, thay vì thế, phải biết tu rèn để hợp đạo dưỡng sinh:

- Ngủ sớm.

- Không ăn đồ sống lạnh.

- Ăn thức ăn ấm.

- Uống trà dưỡng sinh, điều hoà.

- Bôi xoa dầu tràm giữ ấm huyệt đạo.

- Tắm nắng đúng cách.

- Bổ sung dưỡng chất (công thức Meatstock).

Kiên trì làm được vậy, chính là không thuốc nào bằng.

Bài viết liên quan