[Meat Stock ký sự] PHẦN 2. DỊ ỨNG CẢ SỮA MẸ VÀ SỮA BÒ THÌ PHẢI LÀM SAO?

  • 18/02/2021


Hồi tháng 8 năm rồi, có một mẹ ở Đà Nẵng có nhắn tin đến phòng khám Viên Minh Đường hỏi về tình trạng của con mình.

Bé nhà mới chỉ gần 2 tháng tuổi, bú mẹ hoàn toàn nhưng bị đi ngoài ra nhầy máu nhiều lần. Mẹ bé đã cho bé đi khám ở nhiều bệnh viện, phòng khám Tây y lớn nhỏ mà không đỡ. Đa phần các bác sĩ Tây y khi nhìn thấy tình trạng phân có nhầy máu thì đều kết luận là LỴ TRỰC KHUẨN. Tuy nhiên, dù kết luận vậy, nhưng bác sĩ kê kháng sinh cho bé uống hơn tuần trời mà bệnh không hề thuyên giảm. Mẹ hỏi bác sĩ thì cũng chỉ bảo là cho uống thuốc tiếp và theo dõi thêm.

Thực ra, ở đây có một chút thiếu sót mà các bác sĩ bỏ qua, đó là Lỵ trực khuẩn thì gây nên hiện tượng phân nhầy máu. Nhưng ngoài Lỵ trực khuẩn, còn có cả những nguyên nhân khác cũng gây hiện tượng này. Một trong số những nguyên nhân phổ biến không kém đó là "Bất dung nạp thức ăn" hay còn gọi nôm na là Dị ứng thực phẩm.

Khi tiếp xúc với ca bệnh, các bác sĩ Viên Minh Đường đã sử dụng ngay phương pháp loại trừ dựa trên quá trình khám chữa bệnh bằng Tây y của bé. Vì kháng sinh trị bệnh do nhiễm khuẩn rất tốt, vậy mà bé dùng kháng sinh vẫn không đỡ. Điều này có thể suy ra rằng bệnh của bé KHÔNG PHẢI DO NHIỄM KHUẨN.

Vậy là bác sĩ nghiêng sang các khả năng bé bị dị ứng thực phẩm hoặc bị lỵ amip hoặc bị bất thường ruột bẩm sinh....

Tuy nhiên, qua kinh nghiệm thực tế khám chữa bệnh thì lỵ amip chỉ thường gặp ở các bé ở các vùng thôn quê, lớn tuổi hơn và thường có thói quen nghịch bẩn, hay bốc đát cát, ăn bẩn, nguồn thực phẩm nước uống bẩn... Bé này thì lại ở Đà Nẵng, điều kiện sống và sinh hoạt sạch sẽ, nên khả năng bị lỵ amip là rất thấp.

Còn tình trạng bất thường ruột bẩm sinh thì cũng có khả năng, nhưng nếu vậy thường sẽ bị ngay từ khi sinh ra với cùng nhiều dấu hiệu khác. Bác sĩ không loại trừ khả năng này nhưng để xác định chính xác thì mẹ cần các xét nghiệm, chiếu chụp... đầy đủ hơn.

Trong khi đó, một giả thiết khác dễ kiểm nghiệm hơn, được các bác sĩ Viên Minh Đường chuẩn đoán, đó là bé bị dị ứng thực phẩm. Trong trường hợp này, khi mà bé bú mẹ hoàn toàn, thì triệu chứng đó chính là BẤT DUNG NẠP SỮA MẸ.

Trên cơ sở chuẩn đoán đó, bác sĩ Viên Minh Đường đã hướng dẫn mẹ giảm hoặc ngừng cho bé uống sữa mẹ, thay thế sữa mẹ bằng nước cơm loãng, nước cháo loãng, nước thịt hầm công thức Meat Stock. Hoạt động này đơn giản, dễ thực hiện và không tốn kém chi phí như việc xác định bé có bị bất thường ruột bẩm sinh không nên mẹ bé đã nhanh chóng thực hiện theo. 

Và quả ngọt đã đến dành cho niềm tin của mẹ. Chỉ sau mấy tuần thực hiện theo phương pháp bác sĩ chỉ định, bé đã khỏi hoàn toàn việc đi ngoài nhầy máu mà không cần dùng đến một viên thuốc nào. Tất cả chỉ cần đến nước cơm loãng kết hợp nước thịt hầm Meat Stock.

Bác sĩ nhận được tin báo của mẹ mà cũng vui mừng khôn xiết.

Đúng như các bậc cao nhân đã luôn dạy "THỨC ĂN LÀ THUỐC". Chỉ cần điều chỉnh đúng chế độ ăn uống là cơ thể có thể tự khỏe mạnh lên mà không cần dùng tới thuốc men gì. 

Hôm nay Viên Minh Đường chia sẻ bài viết này, để giúp cho các mẹ nếu có con không may bị dị ứng sữa mẹ (hoặc cả sữa bò, sữa công thức...) thì hãy thử nghiệm phương pháp này, dùng nước thịt hầm "Meat Stock", nước cháo loãng, nước cơm loãng để cho bé ăn thay vì sữa mẹ nhé. 

Chúc các bố mẹ và các bé luôn luôn mạnh khỏe. 

Bố mẹ đón đọc các bài viết trong seri Meat Stock ký sự nhé.

Phần 1. TỪ DỊ ỨNG HẦU HẾT THỰC PHẨM NAY ĂN ĐƯỢC CẢ THẾ GIỚI

Phần 2. DỊ ỨNG CẢ SỮA MẸ VÀ SỮA BÒ THÌ PHẢI LÀM SAO?

Bài viết liên quan