18/08/2021
KHI NÀO NÊN TRÌ HOÃN TIÊM VĂC-XIN CHO TRẺ
Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, Y học hiện đại dù đã phát triển nhưng với các bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ thì cũng còn là vấn đề nan giải và dễ để lại biến chứng nguy hiểm.
Phát minh Vắc- xin vẫn được xem là cách phòng tránh bệnh truyền nhiễm tốt nhất hiện nay, do đó bố mẹ nên đưa con đi tiêm đầy đủ các mũi Vac-xin theo chương trình tiêm chủng quốc gia.
Tuy nhiên tiêm vắc-xin là đưa yếu tố gây bệnh là virus, vi khuẩn đã được làm suy yếu, hoặc một phần của vi trùng ( vách tế bào, hoặc gen tùy công nghệ sản xuất) nên ít nhiều Văc-xin có chứa yếu tố độc tố của Vi trùng và nguy cơ sốc do phản ứng phản vệ với protein trong vacxin.
Đợt tiêm văc-xin covid vừa rồi, rất nhiều người lớn chúng ta trải qua những phản ứng phụ rất mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, sốt nóng lạnh, khó ngủ… y như bị cúm thật vậy. Người nhanh thì 2-3 ngày là phục hồi, chậm 5-7 ngày, cá biệt có người tới vài tháng vẫn còn dư âm, thậm chí trầm cảm mất ngủ sau tiêm…Người lớn còn bị như vậy huống hồ trẻ nhỏ.
Cho nên với con trẻ chúng ta lại càng phải cẩn thận hơn khi tiêm vắc-xin. Nhiều bố mẹ vô tư không biết lắng nghe cơ thể con, thấy con không sốt, chỉ hơi ốm nhẹ, hơi mũi hoặc đang điều trị mũi họng, tai giữa nhưng chưa hết liệu trình mà vẫn cho con đi tiêm vắc xin. Lúc đó hệ miễn dịch của con sẽ bị phân tán, cơ thể đang tập trung sinh kháng thể, bạch cập đang tăng số lượng để chống lại vi trùng đang gây viêm mũi họng, tai … bây giờ lại phải hoạt động tăng cường để sản sinh kháng thể với loại Văc-xin vừa được tiêm vào. Giống như quân đội chủ lực đang đánh nhau ở chiến trường giằng co, gần chiến thắng rồi lại bị điều bớt quân đi chỗ khác, tạo điều kiện cho quân địch phục thù mà ốm dai dẳng rất tội nghiệp cho trẻ. Bệnh tật trẻ nhỏ nguy hiểm ở chỗ nguồn lực dinh dưỡng, miễn dịch, đề kháng của trẻ hạn chế rất nhiều so với người lớn…Việc tiêm Vắc-xin khi trẻ đang ốm nhẹ làm tăng gánh nặng cho cơ thể bé, tiêu hao nguồn lực dự trữ vốn ít của trẻ.
Những tưởng đây là vấn đề bố mẹ đều nắm được, nhưng quá trình tư vấn khám bệnh cho các bé tôi đã gặp khá nhiều trường hợp như vậy, bé đang viêm mũi họng, tai giữa sắp khỏi đi tiêm vắc xin về mũi họng, tai giữa lại viêm dai dẳng lâu khỏi hơn, rồi nhiều bé tiêu hóa dù đang bé xì xoẹt đi ngoài ngày 5-6 lần nhưng bố mẹ vẫn quyết định cho uống Vắc-xin rota… kết quả bé đi ngoài nhiều lần và kéo dài lâu hơn.
Tôi đã từng viết một bài trên fanpage phòng khám Viên Minh Đường rằng con đang uống thuốc nam có nên tiêm vắc xin. Việc uống thuốc thảo dược ít ảnh hưởng tiêu cực tới việc tiêm Vắc-xin nhưng nó chứng tỏ cơ thể bé đang ốm chưa phục hồi.
Cho nên bố mẹ nên nhớ Vắc-xin chỉ dành cho những bé đang ở trạng thái tương đối cân bằng, miễn dịch đang ổn định, tuyệt đối đang ốm, đang trong quá trình điều trị thì không nên tiêm vắc xin để tránh những tác dụng không mong muốn cho con chúng ta. Hãy để trẻ thực sự sẵn sàng về SỨC KHỎE, MIỄN DỊCH rồi hãy tiêm cho bé.
Còn khuyến cáo chung chống chỉ định tiêm vắc xin như thế này mọi người đọc thật kỹ thêm nhé:
1. Các trường hợp chống chỉ định
2. Các trường hợp tạm hoãn
3. Những lưu ý sau khi tiêm phòng vắc xin
Viên Minh Đường
Copyright © 2020 Viên Minh Đường.