Chữa Viêm tai giữa bằng Đông y như thế nào?

  • 05/05/2021

  1. Đại cương Viêm Tai Giữa theo Y học cổ truyền:

Theo học thuyết tạng phủ kinh lạc trong đông y cho rằng tai là khiếu của tạng thận, là nơi đi qua của kinh Túc thiếu dương đởm, thủ thiếu dương tam tiêu. Do đó ngoại tà hoặc nội tà tác động cản trở sự lưu thông của kinh Thiếu Dương, kinh khí không lưu thông gây uất hóa hỏa mà gây Viêm Tai Giữa.

  viêm

Chiết tự chữ Hán: Viêm gồm hai bộ Hỏa, nóng bốc cháy, Thường kinh khí không thông, uất tắc lại hóa hỏa sẽ gây Viêm ( Như khí nén trong bình kín sẽ sinh nhiệt)

  1. Bệnh học YHCT

Cụ thể theo YHCT, nguyên nhân VTG là do phong nhiệt và nhiệt độc gây ra, phong hiệp với Nhiệt, hỏa xâm nhập kinh Thiếu Dương .

Bệnh lúc đầu là cấp tính, nếu không điều trị triệt để sẽ trở thành mạn tính hay tái phát. Người bệnh cần được khám chuyên khoa và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của thầy thuốc. Bên cạnh đó có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y hỗ trợ và điều trị.

    1. Thể cấp tính:

 Nguyên nhân là do phong nhiệt, nhiệt độc xâm phạm vào Túc Thiếu dương Đởm ( cửa ra của Can ).

Triệu chứng: Người bệnh có biểu hiện sốt, sợ lạnh, đau đầu, ù tai, đau trong tai, chảy mủ tai vàng đặc có dính máu, mạch huyền sác, rêu lưỡi vàng. Trẻ nhỏ thì có thể sốt hoặc không sốt, vò đầu bứt tóc, quấy khóc, ngủ trằn trọc, soi tai thấy màng nhĩ nề đỏ hoặc ứ mủ.

Pháp chữa: là sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp nhiệt ở kinh can đởm. Dùng một trong các bài:

Bài 1: Sài hồ thanh can thang gia giảm: sài hồ 12g, long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 12g, ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, kim ngân hoa 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu chảy máu và mủ tai thêm sinh địa 16g, đan bì 12g.

Bài 2: Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 8g, đương quy 8g, cam thảo 4g, mộc thông 12g, sa tiền tử 12g, trạch tả 12g, sinh địa 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu sốt cao, tai chảy mủ đặc có máu, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, thêm kim ngân hoa 16g, liên kiều 12g. Nếu táo bón thêm đại hoàng 6g.

Nếu sốt ít, trong tai thấy đau tức nhiều, mủ ra ít thì bỏ sinh địa, thêm ý dĩ 16g, thuyền thoái 6g, thạch xương bồ 6g, thương truật 6g. Sắc uống ngày một thang.

    1. Thể mạn tính:

Xảy ra sau những đợt VTG cấp không được điều trị đúng cách hoặc bố mẹ chăm con không tốt hay bị nhiễm lạnh, ăn uống đồ sống lạnh, tiếp xúc người hút thuốc lá nhiều.

Bệnh chia 3 thể nhỏ là can kinh thấp nhiệt, thể thận hư hay âm hư hỏa viêm, thể tỳ hư. Tùy thể mà dùng bài thuốc thích hợp.

Thể can kinh thấp nhiệt: Đợt cấp của VTG mạn tính. Người bệnh có triệu chứng đau nhức tai, mủ chảy đặc dính mùi hôi, lượng nhiều. Phương pháp chữa là thanh can lợi thấp. Dùng bài Long đởm tả can thang (như phần VTG cấp).

Thể thận hư hay âm hư hỏa viêm: Người bệnh có triệu chứng: tai ra mủ thường xuyên, mủ loãng, tai ù, nghe kém, người bệnh hoa mắt chóng mặt, ngủ ít, lưng gối đau mỏi, rêu lưỡi ít, mạch tế sác. Phương pháp chữa là dưỡng âm thanh nhiệt, bổ thận thông khiếu. Dùng một trong các bài:

Bài 1. Tri bá địa hoàng thang: thục địa 12g, sơn thù 8g, hoài sơn 16g, tri mẫu 8g, trạch tả 8g, đan bì 8g, phục linh 8g, hoàng bá 8g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc làm viên hoàn, uống ngày 18g chia 3 lần (uống kéo dài).

Bài 2. Đại bổ âm hoàn: hoàng bá 12g, tri mẫu 12g, thục địa 16g, quy bản 16g. Sắc uống ngày 1 thang, hoặc làm viên hoàn uống ngày 18g chia 3 lần.

Thể tỳ hư: Gặp ở trẻ em bị VTG mạn tính. Trẻ có triệu chứng: tai chảy mủ loãng kéo dài, sắc mặt vàng bủng, ăn kém chậm tiêu, đại tiện loãng, mệt mỏi, mạch hoãn nhược. Phương pháp chữa là kiện tỳ hóa thấp. Dùng một trong các bài:

Bài 1. Thanh tỳ thang gia giảm: hoàng liên 8g, biển đậu 8g, thuyền thoái 4g, sơn dược 12g, bạch thược 8g, phục linh 8g, trạch tả 12g, cốc nha 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2. Sâm linh bạch truật tán gia giảm: đẳng sâm 12g, bạch truật 8g, phục linh 8g, cam thảo 4g, sơn dược 16g, hoàng liên 8g, bạch biển đậu 16g, ý dĩ 12g, sa nhân 8g, liên nhục 12g, trần bì 8g, cát cánh 8g, hoàng bá 8g. Tất cả tán bột, uống ngày 20g chia 3 lần.

Bài 3. Bổ trung ích khí thang gia giảm: đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, đương quy 8g, sài hồ 12g, thăng ma 8g, hoàng bá 8g, hoàng liên 8g, cam thảo 4g, trần bì 6g, phục linh 12g. Tất cả tán bột, ngày uống 20g chia 3 lần.

Bài thuốc dùng tại chỗ:

Bài 1: Hoàng liên 16g, băng phiến 0,6g, bằng sa 1,2g. Các vị thuốc tán bột. Rửa tai bằng nước muối sinh lý, rắc thuốc bột ngày một lần.

Bài 2: Phèn phi 16g, băng phiến 0,6g, xác rắn đốt tán nhỏ 4g. Các vị thuốc tán nhỏ. Rửa tai bằng nước muối sinh lý, rắc bột thuốc ngày một lần.

Bài 3: Tang phiêu tiêu ( tổ bỏ ngựa) đốt cháy 3-5 tổ bọ ngựa tán bột trộn với ít dầu dừa dùng tăm bông thấm vào tai ngày làm 2 lần sáng tối.

Chế phẩm đông y:

  1. Dung dịch nhỏ tai Vimitai : Được chiết xuất từ vị thuốc Hoàng liên theo công nghệ bào chế hiện đại tạo dung môi PH acid và có tính kháng sinh thực vật cao.
  2. TPBVSK Cốm Vimitai : Là bài thuốc thang đun sắc uống giúp hàng nghìn bé thoát khỏi Viêm tai giữa không phải uống thuốc kháng sinh tại Phòng mạch Viên Minh Đường được bào chế hiện đại thành dạng cốm tiện lợi chỉ cần pha nước sôi là cho bé uống được. Thay vì phải uống 2-3 loại thuốc tây y ( Kháng sinh,, long đờm, kháng viêm…) thì chỉ cần uống 1 loại là cốm VIMITAI.

Bài thuốc chứa các vị thuốc giúp thanh nhiệt giải độc, thanh can giáng đởm hỏa. Giúp giảm Viêm Amidan, Giảm viêm mũi họng, Giảm đờm, giảm ho….Giúp đẩy đờm, long đờm mạnh, mũi họng thông thoáng, dịch mủ ở tai thoát xuống được theo vòi Eustache mà Tai giữa tự khỏi.

Liên hệ tư vấn sản phẩm 0877766117 hoặc ib page https://www.facebook.com/VienMinhDuong .

Team BS Viên Minh Đường

 

Bài viết liên quan