24/03/2021
MÙA “ NỒM” ĂN GÌ ĐỂ CON ĐỠ RA MỒ HÔI.
Xuân sinh , Hạ trưởng, Thu thâu, Đông tàng. Đó là quy luật của sự sống, của dòng chảy năng lượng nhất là những nơi có 4 mùa như thời tiết miền Bắc Việt Nam chúng ta.
Sở dĩ trái đất chúng ta tồn tại được nhờ sự phối hợp nhịp nhàng nhiều yếu tố đất , nước, bầu khí quyển, từ trường… và duy trì sự sống nhờ nguồn năng lượng bổ sung liên tục từ ánh nắng mặt trời, và nguồn năng lượng thứ 2 là đến từ các phản ứng nhiệt hạch trong lõi quả đất. Hai nguồn nhiệt đó giúp duy trì “ Ôn độ” nhiệt độ cho sự sống này.
Mùa Đông trái đất di chuyển rời xa mặt trời nhất, do đó cách xa nguồn nhiệt lượng từ mặt trời chiếu xuống. Mùa Xuân trái đất tiến tới gần mặt trời hơn và đến mùa Hè là gần mặt trời nhất. Do đó tuy mùa Xuân tiết trời ấm hơn nhưng “ Ôn độ” chưa đủ lớn để thắng hẳn cái “ Hàn thủy” của mùa Đông, mới sinh ra mưa phùn, thời tiết nồm ẩm khó chịu.
Trong Đông y cho rằng con người là “ tiểu vũ trụ” tạng tâm trong cơ thể được ví như mặt trời, tạng thận được ví như phản ứng nhiệt hạch trong lòng quả đất, hai tạng phủ này duy trì nhiệt độ chính cho cơ thể. Cơ thể trẻ con lại là đối tượng non nớt, dương khí và nguồn năng lượng hoạt động chưa điều hòa, về mùa xuân tuy chuyển hóa cơ thể trẻ tăng lên, nhưng “ôn độ” chưa đủ thắng” Hàn thủy” Tâm thận còn chưa có sự giao hòa tối đa, chưa chuyển hóa được hết các dịch, chất lỏng trong cơ thể nên về ban đêm khi lạnh hơn ban ngày các bé thường ra mồ hôi nhất là vùng đầu mặt ( như hiện tượng Sương đọng trên lá cây sau đêm lạnh) còn ban ngày thì kết hợp độ ẩm cao bên ngoài trời, bé chỉ hoạt động nhẹ cũng đã làm ra mồ hôi thấm đẫm.
Quan sát những ngày đang nồm ẩm bổng trở nên khô ráo chúng ta thấy có mấy cách sau:
Với cơ thể thì để điều hòa được sự bài tiết mồ hôi, chúng ta cũng có 3 cách tương tự như trên: Cách 1,2 tương tự như ở trên là chúng ta thường chọn cho bé ăn các đồ mát lạnh như tôm đất, lá dâu, trùng trục.. hoặc bật điều hòa lạnh để bé không ra mồ hôi. Nhưng hai cách đó làm giảm dương khí “ nguồn năng lượng duy trì sự sống” nên các nhà Đông y chân chính ít chọn khi tư vấn cho các mẹ khi chăm sóc các bé hay ra mồ hôi.
Mà thầy thuốc Đông y thường chọn cách 3: giúp làm ấm hai tạng tâm và thận, giúp tâm thận giao hòa bằng chế độ ăn uống, massage huyệt đạo và tranh thủ tắm nắng buổi trưa vào những ngày có nắng để bổ sung nhiệt lượng từ tự nhiên.
Chế độ ăn uống nên thuận theo sự sinh phát dương khí của mùa xuân nên chọn cho bé ăn đồ ấm nóng bổ sung dương khí cho tâm thận:
Nên chế biến các món ăn cho bé từ trứng gà hàng ngày có thể luộc, rán, làm bánh plan…, lòng đỏ trứng bổ tâm, lòng trắng bổ phế , cũng cấp nhiều cholin là chất tốt cho trí não thần kinh, chất béo giàu năng lượng dễ chuyển hóa hấp thu, Vitamin D.
Chế biến các món ăn từ các loai rau rau lên mầm, các loại rau lấy ngọn như Susu, ngọn bí, các loại cải ngọt lấy mầm, ngọn rau lang…
Các loại củ có màu sắc như cà rốt, bí đỏ, khoai lang, khoai tây
Nên ăn các loại thịt có tính ấm và bổ sung dương khí như thịt dê, thịt gà, chim bồ câu, thịt chim sẻ, thịt cóc( đã được làm sạch kỹ lưỡng), thịt thỏ… Sử dụng các loại thịt trên Hầm lấy nước ( Meatstock) cho bé uống trực tiếp, Hoặc lấy nước hầm Meatstock nấu cháo, nấu soup, pha mỳ miến phở cho bé ăn hàng ngày giúp Ấm Tâm tỳ thận, bổ khí huyết.
Nấu cháo gạo lứt, hạt kê, củ mài...
Hoặc bố mẹ có thể 1 tuần 1-2 lần Hầm thịt với các vị thuốc đông y như: quế nhục, đại hồi, đinh hương, hoài sơn, ngọc trúc, kỷ tử, cam thảo, ý dĩ, xuyên khung, đương quy…
Những bé ra mồ hôi nặng ướt đẫm dễ ốm dễ cảm lạnh, nếu thời tiết không có nắng có thể bổ sung 1 đợt canxi và D3, ưu tiên các chế phẩm chứa đồng thời cả 2 thành phần và không nhất thiết dung hàng ngoại xa xỉ. Có thể dung những loại như Cansua 3+, Canxi Corbier…
Ngoài chế độ ăn bố mẹ có thể massage cho bé ( Xoa tròn theo chiều kim đồng hồ) ở Huyệt Thận kinh ( vân tay ngón út), Tỳ kinh ( Vân tay ngón cái) , Phế kinh ( Vân tay ngón nhẫn), Vùng thắt lưng, Vê hai bên cột sống từ thắt lưng lên tới vai, Xoa huyệt dũng tuyền…
Nhưng hôm quá nồm ẩm, độ ẩm quá cao bố mẹ cần chú ý lau thấm mồ hôi kịp thời cho bé, mặc thoáng, vệ sinh nhà cửa. Vì để tuyến mồ hôi hoạt động điều hòa, tạng phủ tâm thận giao hòa là cả một quá trình dài chăm sóc đúng cách nên bố mẹ cần kiên trì và nhãn nại thực hành theo chỉ dẫn.
Với nhà cửa thì bố mẹ hạn chế lau nhà bằng nước, lau khô bằng các loại khăn không nhúng nước, nhỏ thêm một số giọt tinh dầu như: Tràm, Quế, Sả chanh, Oải hương... vừa giúp bay hơi nhanh vừa sát khuẩn không khí trong nhà vừa tạo mùi thơm dễ chịu, hạn chế tối đa mốc mọt...
Chúc bố mẹ có thêm một số cách đơn giản như trên để giúp con vượt qua được mùa nồm ẩm và hạn chế bớt hiện tượng đổ mồ hôi khi ngủ.
Team Bs Viên Minh Đường
p/s: viết cho các con hay bị đổ mồ hôi nhiều khi ngủ.
Copyright © 2020 Viên Minh Đường.