Tại sao mùa xuân trẻ hay bị mẩn ngứa, phát ban và cách xử trí???

  • 12/04/2021

Mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi nảy lộc nhưng cũng là mùa mà bệnh Dị ứng gặp nhiều nhất trong năm.

Tại sao lại như vậy?

Yếu tố đến từ bên ngoài là thời tiết khí hậu mùa xuân đã ấm dần lên, nhưng vẫn chưa thắng hẳn cái hàn cái lạnh của mùa đông, trục trái đất tự quay đã tiến gần hơn với mặt trời nhưng những ánh nắng mặt trời chưa đủ xua tan mây mù và nồm ẩm.

Đó là yếu tố thuận lợi cho nấm mốc, bụi bặm và đặc biệt phấn hoa gây kích thích hệ miễn dịch gây ra ngứa ngáy dị ứng.

Yếu tố bên trong thì theo Nhịp sinh học cơ thể trong một năm, các nhà nghiên cứu nhận thấy mùa Xuân là mùa tăng cao nhất các tế bào tham gia cơ chế Viêm, Dị ứng như Mastoccyte, và các chất trung gian hóa học tham gia phản ứng Viêm, phẩn vệ như Histamin, PGE2…

Ngoài ra chưa kể yếu tố thức ăn từ hải sản bánh kẹo, các món đặc sản chỉ biếu nhau những dịp tết đến xuân về hay đi du xuân....

Do đó mùa xuân là mùa rất dễ mắc các bệnh dị ứng, mề đay mẩn ngứa, viêm kết mạc dị ứng, và cả sốt phát ban...

Còn theo đông y mùa xuân chủ về khí “ Phong mộc”, Phong dễ sinh trùng.... Mùa Xuân là mùa “tạng Can làm chủ” như cây cối đâm chồi nảy lộc, dương khí muốn sinh phát ra nhưng chưa thắng được cái hàn thấp, nồm ẩm. Trong cơ thể dễ sinh ra hiện tượng can khí uất kết sinh phong ( Các bệnh mề đay mẩn ngứa),can uất khắc tỳ thổ, trong có sẵn nội thấp, thấp uất lại mắc phải ngoại hàn nên trẻ đột nhiên sốt nhẹ, nôn, đi ngoài. Hoặc hàn bao hỏa uất, lại cảm nhiễm tà khí bên ngoài nên sinh ra sốt phát ban...

Để dự phòng các bệnh mẩn ngứa mề đay dị ứng, sốt, nôn đi ngoài... ngoài việc tránh phấn hoa, vệ sinh tránh nấm mốc.... thì cơ thể nên vận động nhẹ nhàng, ra nhẹ mồ hôi cho dương khí sinh phát ra được để thắng cái hàn ẩm còn lởn vởn bên ngoài. Tuy nhiên trẻ nhỏ thì khi ra mồ hôi chú ý lau thấm kịp thời tránh nhiễm lạnh. Thức ăn thì hạn chế hải sản, đồ lạnh như măng, cà, rau cải, rau muống, cam, dưa hấu...

Và khi không may mắc các bệnh mẩn ngứa có thể tự xử lý bằng đỗ xanh, tía tô, kinh giới đun lấy nước uống có thể giúp giải dị ứng... chỗ ngứa có thể bôi xoa dầu tràm gió, dầu tràm xoa đặc biệt viên minh.

Nếu xử lý như trên vẫn không đỡ hoặc không may trẻ bị sốt phát ban, sốt do virus, do viêm loét miệng họng, tay chân miệng... các bố mẹ có thể đưa trẻ tới khám và bốc thuốc ở các phòng mạch đông y nhiều kinh nghiệm.

Chúc bố mẹ và bé có một mùa xuân đẹp như hoa nở ạ.

Team Bs Viên Minh Đường.

 

Bài viết liên quan